Huynh Trưởng là nhà giáo dục trẻ, vì thế đòi hỏi người Huynh Trưởng đủ trưởng thành mới có thể hướng dẫn được cho các em Thiếu Nhi. Trước hết người Huynh Trưởng cần rèn luyện cho mình một tư các, tác phong của Người Thầy và một đời sống đạo thật sự.
1. Tư Cách & Tác Phong
- Tư cách: Nét riêng biệt của một người khiến người khác cảm phục, yêu mến, ái mộ.
- Tác phong: Sự biểu lộ trạng thái của con người ra bên ngoài qua cách ăn ở, sự cư xử và các sinh hoạt khác như vệ sinh cá nhân, cách ăn mặc, lối đi đứng, lời ăn tiếng nói.
Nói tóm lại, tư cách là phẩm chất đạo đức tiềm ẩn ở trong được biểu lộ ra ngoài qua tác phong của một người.
2. Mục đích của Phong trào
- Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể áp dụng các phương pháp tự nhiên và siêu nhiên để huấn luyện đoàn
- Người Huynh Trưởng là tấm gương để các em thiếu nhi noi theo. Do đó, Huynh trưởng cần phải xây dựng chính mình
I. TƯ CÁCH TÁC PHONG NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
A. Huynh Trưởng Là Ai?
- Huynh trưởng là người tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu ở trần gian để trông coi, hướng dẫn và giáo dục các em.
- Huynh trưởng còn là người đứng đầu đơn vị, cótrách nhiệm trực tiếp trên đoàn sinh.
► Sứ Mạng: Huynh trưởng không phải là một nghề vì có thể bỏ. Trái lại, Huynh Trưởng là một sứ mạng. Sứ mạng của người Huynh Trưởng là làm cho đức tin của các em thiếu nhi nẩy nở.
►Hướng dẫn: Đối với Đoàn sinh, người huynh trưởng là thầy, là anh chị, là bạn, là thần tượng. Để thành công trong việc hướng dẫn, người huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh thể phải biết lắng nghe các em.
►Giáo Dục: Dạy điều mình sống và sống điều mình dạy. Phương pháp tốt nhất để giáo dục là sống như một chứng nhân.
►Trách Nhiệm: Lập đoàn thì dễ, duy trì đoàn mới là chuyện khó. Ngoài công lao khai sáng đoàn, Huynh Trưởng còn có tránh nhiệm nuôi dưỡng và hướng dẫn đoàn, làm cho đoàn phát triển và đạt được mục đích cách tốt đẹp.
Đường dẫn tới hư vong là đường thênh thang, đường về chân lý là đường hẹp. Làm Huynh Trưởng là bước vào con đường hẹp. Để hoàn thành sứ mạng một cách dễ dàng, Huynh Trưởng cần phải có các phần hơn :
⇒Có tuổi, có kinh nghiệm, có trách nhiệm.
⇒Có kiến thức. Không phải là có bằng cấp vì đó chỉ là tri thức mà là biết xử dụng kiến thức của mình. Người Huynh Trưởng phải biết tự học.
⇒Có trái tim. Huynh trưởng phải có tình yêu và tình cảm cao thượng. Nước mắt chảy xuôi chứ không chảy ngược. Người Huynh Trưởng phải biết nhìn xuống đoàn sinh để thương yêu và tha thứ chứ không thù hằn.
⇒Một đời sống gương mẫu . . . “ Người ta gây được ảnh hưởng tốt là nhờ cách người ta sống hơn là do lời người ta nói.
⇒Một tình thương chân thật:
B. Phổ quát : yêu tất cả không trừ em nào.
⇒Vô vị lợi : Không mong gì hơn là trẻ em trở nên tốt hơn.
⇒Thanh sạch : loại trừ mọi lý do thế tục.
⇒Hy sinh : dấn thân chấp nhận tất cả vì yêu.
C. Một ý chí kiên cường:
⇒Nhẫn nại: dầu không kết quả hay gặp khó khăn.
⇒Điềm tĩnh : không ồ ạt theo hứng hay tình cảm bộc phát.
D. Các Đức Tính của Người Huynh Trưởng
Người Huynh Trưởng là một người lãnh đạo nên phải có những đức tính của một nhà lãnh đạo.
- Vui vẻ: để hấp dẫn kẻ khác.
- Lịch sự: trong giao tiếp để người khác mến mộ.
- Điềm tĩnh: điềm đạm, tỉnh trí để giải quyết công việc.
- Tế nhị: nhất là trong vấn đề thưởng phạt.
- Kiên nhẫn: không lùi bước trước khó khăn và hoàn tất công việc.
- Bao dung: để tha thứ.
- Trách nhiệm: chu toàn bổn phận
- Cầu tiến: học hỏi, canh tân
- Phục thiện: biết lỗi và sửa sai.
- Chân thật: không dối trá
- Kỹ lưỡng: kiểm điểm công việc.
II. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
+ Đạo Đức: Không nhằm.
- Một cái đạo đức tầm thường: vừa đủ để lên thiên đàng.
- Một cái đạo đức kém trưởng thành: chỉ lo làm việc đạo đức theo tình cảm và thiếu sống đạo.
- Một cái đạo đức giả tạo: làm mọi việc như các tín hữu khác mà thiếu đời sống Ki-tô hữu thực.
- Phải nhằm đào luyện một nền đạo đức: sáng chói những đặc điểm
+ Một Đức Tin:
- Sống động: phải là chứng nhân thực sự của một thực tại vô hình.
- Trưởng thành : Chúa muốn thế chứ không phải do phần thưởng.
- Kiên cường : can đảm và thẳng thắn đến cùng.
+ Một đời sốngCầu Nguyện:
- Đó là một cuộc đối thoại linh động và chân thành với Thiên Chúa
- Một sự nâng cao tâm hồn rất thân mật.
- Một sự nâng đỡ hoàn toàn hữu hiệu “ Không có Ta, các con không làm gì được “ ( Jn 15,5 ).
- Một ảnh hưởng chân thật : gương sáng.
+ Một đứcBác Ái
- Nguyên nhân của mọi giá trị. “ Không có đức ái mọi sự chỉ là hư vô ” (Icor 13, 1-3 )
- Bằng chứng của một tình yêu siêu nhiên.
- Nhập thể trong cuộc sống.
1. Cầu Nguyện
Cầu nguyện là tôn thờ Chúa, cảm tạ Người vì mọi ơn lành Người ban, cầu khẩn Người ban cho việc ta cần và xin tha thứ cũng như đền tội của ta.
Cầu nguyện là hơi thở của người Kitô hữu. Cầu nguyện là tâm sự với Chúa, là nâng tâm hồn lên cùng Chúa với một cái nhìn yêu thương, là nói chuyện với Chúa và lắng nghe Chúa nói với mình. “Khi các con cầu nguyện, đừng lo phải nói gì…”
Với sứ mệnh hướng dẫn các em thiếu nhi, người Huynh Trưởng phải biết lắng nghe đoàn sinh. Cũng như khi ta nói chuyện với Chúa, nên để Chúa nói với chúng ta.
2. Rước Lễ
Là kết hợp với Chúa để trở nên giống Chúa hơn. Người Huynh Trưởng mà không coi thánh lễ và thánh thể là trung tâm của đời sống, chưa tham dự thánh lễ và rước Chúa mỗi ngày thì quả là một điều đáng buồn. Ước gì mỗi Huynh Trưởng hiểu rõ ý nghĩa và tầm cao trọng của thánh lễ và thánh thể. “Tôi sống không phải là tôi sống, chính Chúa sống trong tôi.”
3. Hy Sinh
Nhìn thấy Chúa Kitô nơi người khác. Nếu người Huynh Trưởng biết mở con mắt linh hồn để thấy Chúa nơi người khác, nơi các em đoàn sinh, chắc chắn sự đối xử của Huynh Trưởng sẽ biến đổi và sự hy sinh theo như 14 mối thương người sẽ có ý nghĩahơn đối với người Huynh Trưởng. (Tình yêu là một đóa hoa, sắc là dâng hiến hương là hy sinh.)
4. Làm Tông Đồ
- Làm người khác nhận ra Chúa Kitô hiện diện nơi mình. Người Huynh Trưởng đeo chiếc khăn chính là đang làm tông đồ.
- Người Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể cũng cần phải tập các nhân đức mà người ta thường gọi là 12 nhân đức của Đức Mẹ.
*3 nhân đức đối thần: Tin – Cậy - Mến
*4 nhân đức luân lý: Khôn ngoan - Công bằng - Can đảm - Tiết độ
*3 nhân đức tu trì: Vâng lời - Trong sạch - Khó nghèo
*2 nhân đức Chúa Giêsu: Khiêm nhường - Hiền lành
III. ÁP DỤNG
1. Cầu Nguyện : Đọc kinh thánh, chia sẻ lời Chúa, viếng thánh thể,
2. Cởi Mở : Đến với người khác, kết bạn.
3. Tôn Trọng Nhau: Đúng giờ, cộng tác…
4. Học Hỏi : Ghi chép, thảo luận…
IV. KẾT LUẬN
Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phải ý thức mình mang một sứ mệnh hướng dẫn và giáo dục đoàn sinh. Do đó, Huynh Trưởng phải luôn luôn tu luyện để có một tư cách và tác phong đứng đắn, một đời sống đạo đức, một tầm hiểu biết sâu rộng và các đức tính tốt.
Là người có sứ mạng đem các đoàn sinh đến với Chúa, người Huynh Trưởng phải là một tấm gương sáng và dám nói như thánh Phaolô đã nói: “Hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Chúa Kitô.”
0 nhận xét:
Hướng Dẫn Comment